Nhân dịp hôm qua khi comment cho 1 bạn nữ và mình có nhắc tới “Monkey see, monkey do”, hôm nay mình viết thêm cho những bạn nào quan tâm và thật lòng muốn tìm cách cải thiện mối quan hệ của mình theo chiều hướng tốt lên, chứ không phải vào group này để tìm đồng minh kể tội đối phương và than thở cho vui.
Vì sao mình mình nghĩ tới việc áp dụng nguyên tắc này?
Một điều mình từng đối mặt trong rất nhiều trường hợp đã tìm tới tư vấn, đó là các bạn không hài lòng về nửa kia của mình. Một số lý do phổ biến như:
– Nữ: Anh ấy thường xuyên về nhà muộn. Anh ấy vô tâm. Anh ấy lười, không chịu làm việc nhà. Anh ấy suốt ngày cắm mặt vào điện thoại. Anh ấy không chịu làm dạo đầu với em. Anh ấy không chịu “deep talk”. Anh ấy không bao giờ chịu xin lỗi hay dỗ dành em cả…
– Nam: Chúng mình tranh cãi về nuôi dạy con. Cô ấy không cởi mở về chuyện tình zục. Cô ấy rất hay suy diễn, chuyện bé xé ra to. Cô ấy nằm ì ra xem điện thoại cả ngày. Cô ấy không bao giờ để tâm tới cảm xúc của tôi. Cô ấy không san sẻ được cái gì với mình cả nhưng luôn muốn một người chồng toàn năng…
Cho tới khi mình hỏi rằng hai bạn đã trao đổi với nhau chưa, đa số các bạn sẽ buông câu: Em NÓI MÃI rồi, nhưng Anh ấy/Cô ấy chẳng có gì thay đổi cả. Em chẳng biết làm sao nữa!
Mình mới hỏi cặn kẽ hơn là các bạn đã nói như thế nào, thì các bạn đã trích dẫn ra hàng loạt những câu đậm mùi đạo lý hoặc ngôn tình, kiểu:
– Em muốn Anh về nhà sớm hơn để cân bằng công việc và cuộc sống gia đình.
– Mỗi lúc 2 đứa mình cãi nhau, em muốn anh ôm em một cái để em dịu xuống.
– Anh muốn 2 đứa mình cởi mở hơn về chuyện ấy. Sao em không chịu làm cái này cái kia?
– Sao em không tập trung vào giúp đỡ anh chuyện công việc đi thay vì để tâm vào mấy cảm xúc vớ vẩn này?
Các bạn à… =))
Trong mối quan hệ tình cảm, việc nảy sinh mâu thuẫn hay vướng mắc là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng hơn cả không phải là việc né tránh mâu thuẫn mà là cách chúng ta giải quyết và góp ý với đối phương để họ có thể hiểu, tiếp thu và thích nghi với nhau.
Tuy nhiên, nhiều người đã khá ảo tưởng khi nghĩ rằng chỉ nói dăm ba câu “đạo lý” là đối phương sẽ tự giác làm theo ý mình. Có những bạn còn không thèm nói ra, nghĩ là đối phương phải tự giác làm chứ, vì đấy là trách nhiệm của Anh ấy/Cô ấy mà??? =)). Bất lực hơn nữa thì các bạn cư xử theo kiểu “trả đũa”, người ấy làm thế nào, các bạn làm gấp đôi, mặc kệ gia đình muốn ra sao thì ra.
Các bạn kỳ vọng rằng khi mình nêu ra vấn đề bằng lý lẽ, đối phương phải hiểu ngay lập tức, vì: Yêu cầu đấy có cái gì phức tạp đâu, tại sao cứ không chịu làm theo thế? Thực tế lại hoàn toàn không đơn giản như vậy.
Ví dụ điển hình là khi người chồng thường xuyên đi làm về muộn, người vợ sẽ nói rằng: “Em muốn anh cân bằng công việc và cuộc sống, dành thời gian nhiều hơn cho gia đình.” Dù mục tiêu của người vợ là chính đáng và xuất phát từ tình yêu thương, nhưng cách trình bày này có thể khiến người chồng cảm thấy áp lực và bị trách móc. Thay vì nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, anh ta có thể cảm thấy bị đổ lỗi và phản ứng tiêu cực, không muốn thay đổi.
Tương tự, khi người chồng mong muốn vợ cởi mở hơn trong chuyện tình zục, anh không biết cách nào để góp ý một cách tinh tế và hiệu quả. Thay vào đó, anh ta chỉ thầm mong vợ sẽ tự nhận ra điều đó hoặc thường xuyên phàn nàn rằng: “Sao em không làm thế này, thế kia?” Điều này không chỉ khiến vợ cảm thấy không được tôn trọng mà còn làm gia tăng khoảng cách giữa hai người, khiến vấn đề không được giải quyết mà còn tệ hơn.
Những tình huống này là minh chứng rõ ràng cho việc thiếu đi kỹ năng giao tiếp và góp ý trong mối quan hệ.
“Monkey see, monkey do” – Khỉ thấy, khỉ làm
Có một nguyên tắc cơ bản mà nhiều người bỏ qua, đó là “Monkey see, monkey do” – dịch nôm na là “khỉ thấy gì, làm nấy”.
Câu nói này ám chỉ rằng con người có xu hướng học theo những gì họ thấy từ người khác.
Thay vì chỉ nói đạo lý, chúng ta cần dùng hành động của mình để làm gương, đồng thời khéo léo dẫn dắt đối phương thay đổi theo hướng tích cực.
Ví dụ: khi vợ muốn chồng dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, thay vì trách móc và giảng đạo lý, bạn nên tạo ra bầu không khí thoải mái, vui vẻ để chồng muốn về nhà. Đồng thời, hãy thử dẫn chồng đi chơi với con vài lần, tham gia những hoạt động giải trí đơn giản nhất, chồng sẽ từ từ cảm nhận tình cảm gắn kết với vợ và con cái.
Trong trường hợp người chồng muốn vợ cởi mở hơn trong chuyện tình zục, thay vì chỉ thầm ước ao và phàn nàn, anh có thể tạo ra một không gian thoải mái, tôn trọng và dịu dàng với cô ấy. Tìm hiểu xem cô ấy muốn cái gì, đáp ứng cho cô ấy trước và từ từ dẫn dắt cô ấy mở lòng hơn. Khi vợ cảm thấy được yêu thương và an toàn, cô ấy sẽ có xu hướng cởi mở hơn với những mong muốn của chồng mà không cảm thấy đang bị ép buộc.
Nguyên tắc “Monkey see, monkey do” là cách tiếp cận dựa trên sự đồng cảm và hành động thực tế, thay vì chỉ dựa vào lý thuyết hay lời nói. Khi bạn muốn thay đổi người khác, điều đầu tiên là thay đổi chính mình, dùng hành động của mình để truyền cảm hứng và khuyến khích đối phương tự nguyện thay đổi. Không có ai muốn cảm thấy mình bị phán xét hay ép buộc. Khi bạn tạo ra một môi trường tích cực và yêu thương, người kia sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.
Nếu áp dụng “monkey see, monkey do” mà người kia vẫn không hề nhận ra hoặc không chịu thay đổi, thì có lẽ bạn cần thêm một chút “upgrade” cho chiến thuật của mình! Đôi khi, không phải ai cũng tinh tế để hiểu được những tín hiệu ngầm từ đối phương. Trong trường hợp này, bạn có thể kết hợp thêm lời nói một cách khéo léo, rõ ràng hơn.
Thay vì giảng đạo lý hoặc nói vòng vo, hãy nhẹ nhàng chia sẻ cảm xúc của mình: “Anh biết không, dạo này em thấy rất vui và biết ơn anh lắm mỗi khi anh về nhà sớm chơi với con đấy. Anh có thấy 2 ba con thân thiết nhau hơn hẳn không?” Hoặc thẳng thắn hơn một chút nhưng vẫn giữ tinh thần vui vẻ: “Anh ơi, gần đây em cố gắng thông cảm cho anh lắm rồi ấy, mà anh vẫn cư xử theo cách cũ là ngó lơ em mỗi lần giận dỗi. Chắc em phải mạnh tay hơn nữa thôi”.
Vậy là vừa tinh tế, vừa không tạo áp lực cho đối phương, nhưng vẫn truyền đạt được mong muốn của mình!
Hơn nữa, hãy nhớ rằng những thay đổi tốt đẹp không thể xảy ra ngay lập tức trong một sớm một chiều. Cả hai cần kiên nhẫn với nhau và cùng nhau phát triển. Góp ý không phải là để đối phương cảm thấy bị tổn thương hay trách móc mà là để giúp cả hai cùng tiến về phía trước, xây dựng một mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc hơn.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc góp ý hay giao tiếp với đối phương, hoặc đơn giản là muốn hiểu rõ hơn về cách cư xử hợp tình hợp lý trong mối quan hệ của mình, khóa học “RCA Academy 18+” sẽ giúp bạn cải thiện điều đó.
Khóa học của chúng mình đã tổ chức tới khoá thứ 10 và đang có ưu đãi 990k cho 6 tuần học (áp dụng cho các bạn hoàn thành đăng ký trước ngày 23/9/2024.
Đây là nơi bạn sẽ được trang bị những kỹ năng thực tiễn và chiến lược giúp cải thiện mối quan hệ của mình một cách hiệu quả. Hãy đăng ký ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội học hỏi và phát triển bản thân trong tình yêu nhé!